Số 1, đường số 4, KCN Tân Đông Hiệp B, Dĩ An, Bình Dương

Số điện thoại: 84 274 3735 985

FAX: 84 274 3 735 984 Mã số thuế: 3700585938

Cổ phiếu dệt may “bừng sáng” nhờ CPTPP

(Monday, February 26, 2018 4:09:05 AM)

Bộ trưởng tái thiết kinh tế Nhật Bản Toshimitsu Motegi hôm 23/1 đã phát đi thông báo rằng Hiệp định TPP mới - được biết với tên chính thức là Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), hoặc TPP 11 - sẽ được ký kết tại Chile vào 8/3 sau 2 ngày đàm phán thương mại ở Tokyo.

Theo đó, Nhật Bản hy vọng TPP 11 sẽ được thông qua vào 2019 và trở thành mốc son để kêu gọi Mỹ trở lại và các nước khác tham gia. TPP 11 chiếm 12,9% GDP thế giới và 14,9% thương mại toàn cầu. Mới đây, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chia sẻ tại Davos rằng: “tôi sẽ tham gia TPP, nếu như chúng tôi đạt được 1 thỏa thuận tốt hơn nhiều so với trước đây".

Trong khi đó, Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh cũng đã thông tin Hiệp định TPP-11, với tên mới là (CPTPP) sẽ được ký kết chính thức vào tháng 3 tới sau một số vướng mắc cần đàm phán trong đó có yêu cầu về lao động và công đoàn đối với Việt Nam.

Bộ trưởng Bộ Công Thương cũng khẳng định dù CPTPP không có Mỹ và các lợi ích không còn cao như tính toán ban đầu nhưng các lợi ích chưa tính toán được đến từ thúc đẩy cải cách thể chế, tạo ra sự thúc ép về cạnh tranh cho cả doanh nghiệp lẫn nền kinh tế. "Với sự tiến bộ, chắc chắn ảnh hưởng của nó sẽ không dừng lại ở 11 nước mà trong tương lại sẽ kéo các quốc gia khác, thậm chí ngay với Mỹ chúng tôi vẫn tin rằng có cơ hội kéo họ quay trở lại", ông Tuấn Anh kỳ vọng.

Mới đây, Hiệp hội da - giày - túi xách Việt Nam (Lefaso) cho biết tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành đạt gần 18 tỷ USD, tăng 10,7% so với năm 2016, mục tiêu xuất khẩu của ngành năm 2018 là 20 tỷ USD. Điều này do đầu tư của doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực da giày tăng lên trong năm 2017 để đón đầu các FTA có hiệu lực, nên xuất khẩu da giày của Việt Nam năm 2018 tiếp tục tăng nhờ xuất khẩu của khối FDI.

Tính chung cả ngành dệt may, kim ngạch xuất khẩu đạt trên 31 tỷ USD, tăng 10,23% so với năm 2016. Ngành dệt may cũng đặt mục tiêu đạt 34 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu năm 2018, tăng 10% so với năm 2017.

Dự báo kinh tế thế giới năm 2018 có xu hướng tích cực do Trung Quốc tiếp tục chủ trương giảm ưu đãi đầu tư trong các lĩnh vực dệt may và da giày để tập trung cho các ngành công nghệ cao, nên các đơn hàng gia công giày dép, túi xách sẽ tiếp tục xu hướng chuyển dịch từ Trung Quốc sang Việt Nam chờ cơ hội từ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) dự kiến có hiệu lực trong năm 2018.

Thông tin tích cực, cổ phiếu dệt may “bốc đầu”

Đứng trước những kỳ vọng và sự đón đầu các FTA ; đặc biệt là những thông tin hết sức khả quan của CPTPP sẽ được ký kết trong tháng 3 tới, cổ phiếu ngành dệt may đã phản ứng rất tích với các thông tin này.

Dẫn đầu và cũng là đại diện cho ngành dệt may, cổ phiếu Tập đoàn Dệt May Việt Nam (UPCoM: VGT) bỗng chốc thu hút sự chú ý của nhà đầu tư khi có mức tăng hơn 66% chỉ trong 18 phiên giao dịch đầu tiên của năm 2018; riêng 1 tuần qua đã có mức tăng 41% và hiện đứng ở 19.430 đồng/cp (25/1).

Không chỉ tăng mạnh về thị giá mà khối lượng giao dịch của VGT cũng tăng đột biến từ mức trung bình năm chỉ gần 38.000 cp/phiên lên hơn 353.000 cp/phiên, tức khối lượng đã tăng lên hơn 9 lần.

Bảng giá sản phẩm

P.KD: 0274 3735 985

TP. KD - Mr Hiền: 0985 720 561

Giám Đốc - Mr Xương: 0903 913 268

 

NGÀY


SẢN PHẨM

GIÁ BÁN
(VND/KG SỢI)

SỢI PE 30

0

SỢI PE 40 0
SỢI TCM 30 0
SỢI TCM 40 0