Số 1, đường số 4, KCN Tân Đông Hiệp B, Dĩ An, Bình Dương

Số điện thoại: 84 274 3735 985

FAX: 84 274 3 735 984 Mã số thuế: 3700585938

QUY HOẠCH CÔNG NGHIỆP DỆT MAY: RỐI NHƯ TƠ VÒ

(Wednesday, December 27, 2017 8:30:04 AM)

QUY HOẠCH CÔNG NGHIỆP DỆT MAY: RỐI NHƯ TƠ VÒ

Thứ Tư, 27/12/2017

Dệt may là một trong những ngành hàng quan trọng, đóng góp lớn vào tổng kim ngạch XK hàng năm của cả nước. Tuy nhiên, dự thảo Đề án “Điều chỉnh quy hoạch phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035” (gọi tắt là dự thảo Điều chỉnh quy hoạch phát triển ngành công nghiệp dệt may) mà Bộ Công Thương đang lấy ý kiến lại được nhìn nhận còn khá sơ sài, thiếu sót, khó đảm bảo cho ngành này phát triển bền vững  trong tương lai.

Dự thảo đề án “Điều chỉnh quy hoạch phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn 2035” còn nhiều thiếu sót. Ảnh: Nguyễn Thanh.

Không đánh giá được năng lực cạnh tranh

Theo dự thảo Điều chỉnh quy hoạch phát triển ngành công nghiệp dệt may, các lĩnh vực quan trọng được định hướng phát triển gồm: Công nghiệp may, công nghiệp dệt, công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp thời trang. Cụ thể, khuyến khích DN may chuyển hướng đầu tư từ hình thức gia công sang sản xuất sản phẩm cuối cùng, xây dựng thương hiệu riêng để nâng cao giá trị gia tăng; tập trung phát triển các mặt hàng dệt kim, dệt thoi là sản phẩm có khả năng gắn kết các khâu sản xuất sợi, may mặc; tập trung đầu tư phát triển sản xuất các loại xơ sợi tổng hợp, xơ sợi chức năng, thu hút đầu tư các dự án sản xuất phụ liệu, vải, sợi để hình thành nên chuỗi cung ứng hoàn chỉnh; xây dựng mô hình thiết kế, tạo mẫu theo mô hình của các nước có công nghiệp thời trang phát triển… Mục tiêu phát triển ngành công nghiệp dệt may giai đoạn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 dựa vào sự phục hồi và phát triển kinh tế thế giới, tạo cơ hội cho Việt Nam thúc đẩy thương mại, hội nhập và thu hút đầu tư. Bên cạnh đó, việc tái cơ cấu nội bộ nền kinh tế nói chung và công nghiệp nói riêng, sẽ tạo ra những điều kiện mới cho công nghiệp phát triển, góp phần nâng cao hiệu quả, tính bền vững.

Nếu căn cứ vào số liệu hiện trạng, tỷ trọng gia tăng thêm ngành dệt may theo giá hiện hành, năm 2010 chiếm khoảng 14,45% tổng giá trị tăng thêm toàn ngành công nghiệp; năm 2015 tăng lên và đạt khoảng 23,61%. Dự báo, tỷ trọng giá trị tăng thêm ngành dệt may so với giá trị tăng thêm toàn ngành công nghiệp năm 2020 chiếm khoảng 21-22%; năm 2025 đạt khoảng 23-25% và năm 2035 đạt khoảng 18-20%…

Đánh giá về bản dự thảo, ông Nguyễn Văn Thông, Viện trưởng Viện Dệt may cho rằng: Dự thảo khá lộn xộn, số liệu mâu thuẫn. “Có cảm giác như bản dự thảo do nhiều người làm, rồi được một người tổng hợp lại. Các phần số liệu trước sau không thống nhất. Về thực trạng mặt hàng, một số trang đã có khác nhau về số liệu. Thậm chí, về mặt đơn vị, cùng đối tượng, song chỗ thì dùng tấn, chỗ lại dùng mét”, ông Thông nói. Theo ông Thông, hiện nay, điều cần quan tâm nhất là năng lực phát triển của ngành dệt may như thế nào lại chưa được phân tích kỹ trong dự thảo. Thời gian qua, dù tăng trưởng XK dệt may đạt kết quả tốt nhưng thời gian tới, may mặc liệu có tăng trưởng được như vậy hay không? Nếu phân tích kỹ thì phải làm rõ được, hiện nay Việt Nam NK xơ sợi gì; các loại sợi sản xuất ra được dùng để làm gì… Nhìn vào dự thảo, người đọc không hình dung được ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đang làm được những gì.

Liên quan tới vấn đề này, ông Cao Hữu Hiếu, Trưởng ban Kỹ thuật Đầu tư, Tập đoàn Dệt may Việt Nam cũng nhận xét: Dự thảo Điều chỉnh quy hoạch phát triển ngành công nghiệp dệt may mà Bộ Công Thương đang xây dựng không đánh giá được năng lực cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam. Ông Hiếu đặt câu hỏi, dù đặt mục tiêu tăng trưởng của ngành tăng gấp 2 lần, song dự thảo không trả lời được câu hỏi liệu 10-20 năm nữa, Việt Nam có còn là quốc gia sản xuất dệt may nữa hay không? Cùng với đó, dự thảo Đề án đưa ra quan điểm trong sản xuất nguyên phụ liệu cần nâng tỷ lệ nội địa hóa, song lại không có đánh giá vì sao khách hàng phải mua nguyên phụ liệu trong nước. Trong khi đó, hiện nay, nguyên phụ liệu phục vụ ngành dệt may hầu hết đều được NK. Bên cạnh đó, việc phân chia vùng miền phát triển được nêu trong dự thảo cũng chưa có tính quy hoạch.

Chưa tính đến điểm nghẽn

Bên cạnh đánh giá đúng về thực trạng của ngành dệt may để xây dựng quy hoạch cho sát, một trong những thiếu sót của bản dự thảo Điều chỉnh quy hoạch lần này được nhiều chuyên gia nhận định chính là chưa tính kỹ đến các điểm nghẽn, điểm khó khăn nổi cộm của ngành dệt may. Theo ông Thông: Điểm nghẽn lớn của ngành dệt may liên quan đến sản xuất vải phục vụ XK. Tuy nhiên, dự thảo Điều chỉnh quy hoạch lại không tính đến yếu tố này.

Đồng quan điểm, đại diện Công ty ESQUEL (Hồng Kông) phân tích sâu hơn: Tắc nghẽn lớn nhất của ngành dệt may Việt Nam thể hiện ở khâu nhuộm, trong đó khó nhất là yếu tố con người. “Hiện nay, các DN lớn ở Trung Quốc, Hồng Kông khi đầu tư các nhà máy nhuộm tại Việt Nam có giá trị hàng tỷ USD vẫn phải đem kỹ thuật viên sang bởi ở Việt Nam quá khó để tìm được kỹ thuật viên làm nhuộm. Việc đào tạo ra một kỹ thuật viên nhuộm cũng không đơn hề đơn giản. Vì vậy, dự thảo Điều chỉnh quy hoạch cần nhấn mạnh xây dựng năng lực về con người như thế nào”, vị đại diện này nhấn mạnh.

Trên thực tế, một trong những khó khăn nổi cộm của ngành dệt may Việt Nam hiện nay còn là nguồn lao động. Dù vậy, trong dự thảo Điều chỉnh quy hoạch, vấn đề này cũng chưa được đề cập cụ thể, rõ ràng. Ông Hiếu cho hay: Nguồn lao động cho ngành dệt may đang rất khó khăn. Nhiều địa phương không còn đủ lao động. Có những địa phương vùng sâu, vùng xa, phong tục tập quán là yếu tố lớn tác động đến năng suất, chất lượng của ngành. “Tập đoàn Dệt may Việt Nam có một số dự án đầu tư tại các địa phương như Cần Thơ, Bạc Liêu,… dù số lượng lao động không thiếu song ý thức lao động chưa cao. Văn hóa vùng miền gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất. Cụ thể như, lao động nghỉ việc không xin phép. Thậm chí, sau mỗi đợt nghỉ lễ, tết, Giám đốc DN còn phải đứng cổng ngóng chờ công nhân. Yếu tố này cần được xem xét, cân nhắc trong quy hoạch”, ông Hiếu nói.

Liên quan tới vấn đề nguồn lao động, ông Trương Văn Cẩm, Hiệp hội Dệt may Việt Nam bổ sung: Thời gian qua, ngành dệt may gặp cạnh tranh rất lớn về lao động. Vì vậy, trong quy hoạch cần nêu rõ được lực lượng lao động phục vụ thời gian tới theo quy hoạch của ngành là thế nào. Cụ thể, quy hoạch phải phân tích được cơ cấu lao động, lao động chung của cả nước, từng vùng miền hiện nay ra sao? Từ đó, quy hoạch nêu ra định hướng, đưa ra dự báo khả năng thu hút lao động vào ngành dệt may…

Tập trung sản phẩm có thế mạnh

Theo dự thảo Điều chỉnh quy hoạch, các sản phẩm ngành dệt may tập trung phát triển trong thời gian tới bao gồm: Vải sợi các loại, vải thành phẩm và sản phẩm may. Cụ thể, năm 2020, dự báo sản lượng vải sợi các loại, vải thành phẩm và sản phẩm may lần lượt đạt sản lượng 3.000 tấn, 2.200 tấn và  6.000 triệu sản phẩm.

Xung quanh câu chuyện này, ông Thông cho rằng, suốt thời gian qua, XK dệt may dù phát triển mạnh song cũng chỉ quan quẩn 10 dòng sản phẩm. Việt Nam chỉ làm được một phân khúc nhất định và chỉ nên tập trung vào đó. “Phải phân tích năng lực cạnh tranh của ngành sản phẩm. Sản phẩm nào có năng lực cạnh tranh trong chuỗi cung ứng mới làm”, ông Thông nói.

Một số chuyên gia cũng nêu ý kiến: Ngành công nghiệp dệt may Việt Nam nên tập trung vào những gì có thế mạnh chứ không nên dàn đều. Bên cạnh đó, trong quy hoạch về sản phẩm, cần lưu ý thêm đến xu hướng tiêu dùng hiện nay trên thế giới đang biến đổi như thế nào, ảnh hưởng cơ cấu sản phẩm trong tương lai ra sao. Thực tế cho thấy, người tiêu dùng đang chuyển dần sang thích các sản phẩm xanh, sản phẩm sinh thái, đồng thời hướng tới phong cách sống năng động, thể thao… Dự đoán trước được xu hướng một cách rõ ràng sẽ giúp các nhà quy hoạch đưa ra được cơ cấu sản phẩm nên tập trung phát triển giai đoạn tới.

Các chuyên gia cũng khuyến cáo, theo kinh nghiệm từ nhiều quốc gia, điển hình là Myanmar, ngành dệt may nên bám vào các thương hiệu lớn để xây dựng chuỗi giá trị toàn cầu. Bởi, khi không bám vào các thương hiệu này, DN Việt rất khó có thể thâm nhập, “chen chân” được vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Các tin tức khác

Bảng giá sản phẩm

P.KD: 0274 3735 985

TP. KD - Mr Hiền: 0985 720 561

Giám Đốc - Mr Xương: 0903 913 268

 

NGÀY


SẢN PHẨM

GIÁ BÁN
(VND/KG SỢI)

SỢI PE 30

0

SỢI PE 40 0
SỢI TCM 30 0
SỢI TCM 40 0